Website bị Blacklist: Phải làm sao?

Giới thiệu

Blacklist, một khái niệm phổ biến trong thế giới trực tuyến, đề cập đến việc một website hoặc tên miền cụ thể bị cấm hoặc bị hạn chế truy cập do vi phạm các quy tắc và hướng dẫn quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục khi một website bị Blacklist.

Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng Blacklist

Nguyên nhân khiến website bị Blacklist

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới Website bị Blacklist, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Web bị nhiễm mã độc

Nếu website của bạn bị nhiễm mã độc hoặc chủ động phát tán mã độc, tổ chức quốc tế về bảo mật hoặc các nhà phát hành dịch vụ internet cốt lõi như Google, Microsoft,… có thể đưa nó vào danh sách đen để bảo vệ người dùng khỏi các nguy cơ an ninh mạng.

Web có chứa nội dung vi phạm

Nội dung vi phạm ở đây có thể hiểu là vi phạm bản quyền, chưa mã độc, lừa đảo, hoặc khuyến khích hoạt động bất hợp pháp,…

Gửi mail spam

Rất nhiều trường hợp người dùng sử dụng Email đi kèm Web/Hosting chạy các chiến dịch mail quá đà, dẫn tới địa chỉ IP của máy chủ Web/Hosting bị tổ chức quốc tế đánh dấu Blacklist.

Điều này thường thấy ở trên các dịch vụ Share Hosting, bởi cơ chế dùng chung IP và chia sẻ tài nguyên trên 1 hoặc 1 cụm máy chủ. Một khi IP của máy chủ bị Blacklist, cho dù bạn không làm gì thì website của bạn vẫn bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều.

Hạn chế địa lý

Điều này thường không phổ biến, tuy nhiên vẫn có trường hợp tổ chức quốc tế có chính sách hạn chế địa lý, chỉ cho phép truy cập từ một số khu vực cụ thể, và website của bạn đặt máy chủ tại nơi bị hạn chế đó.

Hoạt động phản động

Điều này là rõ ràng, vì không một quốc gia hoặc hệ thống pháp luật nào cho phép bạn tuyền truyền, chống phá chế độ hoặc quốc gia của họ trên không gian mạng.

Việc Blacklist website giúp nhà quản lý pháp luật ngăn chặn việc phát tán các thông tin phản động xấu độc lan rộng và bảo vệ 1 số ít người thiếu kiến thức dễ bị lay động về pháp luật.

Hậu quả của việc bị Blacklist

Website bị Blacklist có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn.

Điều này bao gồm việc mất uy tín, khách hàng không tin tưởng và thậm chí mất thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm.

Nhiều khách hàng mà tôi tiếp xúc thường than vãn về IP hosting của họ hoạt động chung với các hosting vi phạm chính sách spam, web có mã độc,… dẫn tới chiến dịch quảng cáo Google bị từ chối, mail của họ gửi đến đối tác cũng bị rơi vào thường rơi vào spam và phải bồi thường hợp đồng cho đối tác.

Cách xác định xem website của bạn đã bị Blacklist chưa

Trước khi đi vào cách xác định, tôi muốn nêu sơ qua về cách mà các tổ chức quốc áp dụng chính sách Blacklist với IP hoặc website vi phạm.

Thông thường, các tổ chức quốc tế sẽ xây dựng bộ quy tắc về việc sử dụng, vận hành và lưu trữ Web, Mail,… trên không gian mạng.

Nếu vi phạm, hệ thống của các tổ chức quốc tế sẽ tự động thêm Tên miền, IP của bạn vào danh sách dữ liệu Blacklist của họ một cách tự độngkhông cần báo trước.

Ví dụ điển hình của việc Blacklist tự động này như việc Spamhaus tự động liệt IP máy chủ Web/Hosting có tình trạng spam vào danh sách Blacklist.

Để các công ty cung cấp dịch vụ Web/Hosting được phép phát hành hoặc phân phối dịch vụ số đến tay người dùng, họ phải tuân thủ và phải đạt các chứng nhận nhất định. Nên họ sẽ không đánh đổi một khách hàng đang vi phạm chính sách để bị tổ chức quốc tế thu hồi hoặc gửi công văn phạt.

Vì vậy, khi các tổ chức quốc tế hoặc An ninh mạng sau khi xác nhận rằng dịch vụ của bạn đang vi phạm, họ sẽ tiến hành gửi email trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đang sử dụng và yêu cầu chuyển tiếp Email thông báo vi phạm cho người dùng.

Lúc này, bạn thường sẽ nhận được các email Thông báo về việc xử lý phishing, vi phạm bản quyền,… và bạn sẽ phải xử lý chúng trong vòng 24h nếu không sẽ bị khóa dịch vụ.

Trong trường hợp bạn gặp các biểu hiện bất thường như trên và muốn chủ động nắm tình hình để xử lý, hãy liên hệ với quản trị viên hệ thống của bạn vì họ thực sự là những người sành sõi về việc này.

Trong trường hợp bạn chỉ có một mình, hãy sử dụng các công cụ kiểm tra trực tiếp sau:

  • Sucuri SiteCheck: Kiểm tra mã độc và các cảnh báo bảo mật khi website thực thi ra ngoài giao diện web.
  • MxToolbox: Cho phép kiểm tra tên miền hoặc IP có bị các tổ chức Blacklist hay không.
  • Virustotals: Cho phép quét và đối chiếu Website với các quy tắc bảo mật, nhận dạng mã độc trên hàng loạt tổ chức bảo mật khác nhau.

Cách khắc phục khi website bị Blacklist

Bước 1: Xác định nguyên nhân

Khi bạn biết website của bạn đã bị Blacklist, hãy xác định nguyên nhân cụ thể. Điều này có thể liên quan đến mã độc hại, nội dung không phù hợp hoặc thậm chí việc gửi thư rác.

Bạn có thể dựa vào các nguyên nhân phổ biến mà tôi đề cập ở trên để khoanh vùng một cách nhanh nhất.

Bước 2: Loại bỏ tác nhân gây Blacklist

Nếu nguyên nhân là mã độc hại, hãy loại bỏ nó ngay lập tức. Cập nhật tất cả các ứng dụng, plugin, và mã nguồn mở để đảm bảo rằng không có lỗ hổng nào có thể bị lợi dụng.

Nếu Website của bạn nằm trên hệ thống Hosting có IP bị blacklist từ trước hoặc không phải do website của bạn gây ra, hãy yêu cầu nhà cung cấp Hosting thay đổi IP hoặc chuyển đổi Hosting của bạn sang máy chủ khác có ip sạch sẽ.

Nếu bị khiếu nại về chính sách nội dung vi phạm bản quyền, nội dung chính trị, tôi khuyên bạn nên nghiêm túc xem xét và xử lý ngay lập tức vì nó thường dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về pháp lý.

Bước 3: Yêu cầu xóa tên miền khỏi danh sách đen

Sau khi bạn đã loại bỏ nguyên nhân, hãy liên hệ với các tổ chức đang Blacklist (như Google) và yêu cầu xóa tên miền của bạn khỏi danh sách.

Thông thường quá trình này mất vài ngày để tên miền hoặc ip của bạn được gỡ bỏ hoàn toàn.

Cách ngăn chặn việc bị đưa vào danh sách Blacklist từ đầu hoặc tránh việc bị đưa lại vào Blacklist

Để ngăn chặn ngay từ ban đầu, điều này đòi hỏi bạn hoặc quản trị viên hệ thống của bạn phải có kiến thức và nắm rõ về chính sách đăng ký – sử dụng dịch vụ số, quy trình vận hành, bảo mật Website,…

Trong những thời gian đầu, điều này thường bị xem nhẹ nên khi bị dính Blacklist thì luôn để lại hậu quả rất phiền toái.

Trong một số nhà cung cấp Hosting mà tôi biết đến, họ có hướng tối ưu tiên trải nghiệm khách hàng mới mẻ hơn đó là tách hẳn ra một hệ thống mail riêng và chặn các hàm xử lý mail() mặc định để tránh việc spam email. Điều này giúp hạn chế một cách cực kỳ đáng kể về việc Blacklist IP, cho phép nhà cung cấp Hosting và khách hàng tập trung vào chuyên môn của họ thay vì cứ phải đi xử lý Blacklist case by case.

Bạn có thể quan tâm: Tại sao nhà cung cấp hosting chặn hàm mail()

Tổng kết

Website bị Blacklist có thể gây ra nhiều hậu quả đối với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục thích hợp, bạn có thể đảm bảo rằng website của mình luôn an toàn và đáng tin cậy.

Nếu bạn đã nhận được mail một ngày bạn nhận được email thông báo Blacklist hoặc Phishing, đừng quá hoảng loạn mà hãy làm theo hướng dẫn được yêu cầu trong email. Không phải lúc nào nguyên nhân cũng nằm ở phía bạn, mà có thể có lỗ hổng ở đâu đó trong website của bạn bị hacker khai thác nên mới bị như vậy.

Câu hỏi thường gặp

Q. Tôi đã xử lý Blacklist rồi, liệu website của tôi bó bị Blacklist lại?

A. Hoàn toàn có thể nếu việc xử lý không dứt điểm.

Q. SEO có ảnh hưởng đến việc website bị Blacklist không?

A. Có, cực kỳ tồi tệ khi Website IP của bạn bị Blacklist.

Q. Tên miền của tôi không phân giải được IP, có phải là bị Blacklist không?

A. Rất có khả năng, hãy thử liên hệ đơn vị cung cấp tên miền hoặc nhà mạng mà bạn sử dụng để được hỗ trợ kiểm tra.

Viết một bình luận