Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, email được sử dụng rộng rãi trong việc liên lạc và truyền thông giữa các cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ hosting để lưu trữ website, một số đơn vị cung cấp hosting có chính sách chặn hàm mail() để bảo vệ cho máy chủ của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao các đơn vị cung cấp hosting lại chặn hàm mail().
Các đơn vị cung cấp hosting chặn hàm mail() vì lý do gì?
1. Ngăn chặn sử dụng không đúng cách
Một trong những lý do phổ biến nhất mà các đơn vị cung cấp hosting chặn hàm mail() là để ngăn chặn việc sử dụng không đúng cách.
Hàm mail() được sử dụng để gửi email thông qua một máy chủ email, tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, nó có thể bị lợi dụng để gửi email spam hoặc virus.
Điều này có thể dẫn đến việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tấn công máy chủ của đơn vị cung cấp hosting.
Nếu tình trạng spam không được giải quyết, IP của máy chủ hosting sẽ bị các tổ chức quốc tế Blacklist, chặn Network Server,…
Các đơn vị cung cấp quảng như Google Ads có chính sách nghiêm ngặt về việc chống lại spam và các hình thức lừa đảo khác, và nếu địa chỉ IP của bạn bị liên quan đến các hoạt động này, thì Google có thể chặn quảng cáo của bạn.
2. Giảm tải cho máy chủ
Các đơn vị cung cấp hosting có thể chặn hàm mail() để giảm tải cho máy chủ của họ. Việc gửi email thông qua máy chủ email sẽ tạo ra một lượng lớn lưu lượng truy cập trên máy chủ, và nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể làm chậm hoặc làm ngưng hoạt động máy chủ.
3. Bảo vệ an ninh
Các đơn vị cung cấp hosting cũng có thể chặn hàm mail() để bảo vệ an ninh của máy chủ của họ. Hàm mail() có thể được sử dụng để tấn công máy chủ của đơn vị cung cấp hosting bằng cách sử dụng các lỗ hổng bảo mật. Bằng cách chặn hàm mail(), các đơn vị cung cấp hosting có thể giảm thiểu khả năng bị tấn công.
Cách giải quyết vấn đề
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ hosting và muốn Website có thể gửi email, có một số cách để giải quyết vấn đề này.
1. Sử dụng SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)
SMTP là một giao thức được sử dụng để gửi và nhận email. Thay vì sử dụng hàm mail(), bạn có thể sử dụng SMTP để gửi email thông qua một máy chủ email khác bên . Điều này sẽ giúp bạn tránh được chính sách chặn hàm mail() của đơn vị cung cấp hosting.
Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cấu hình SMTP Mail cho WordPress
2. Sử dụng dịch vụ email của bên thứ ba
Nếu bạn không muốn sử dụng SMTP, bạn có thể sử dụng dịch vụ email của bên thứ ba để gửi email. Các dịch vụ email server như Email Exchange của MS365, Gmail của Google Workspace,…
3. Liên hệ với nhà cung cấp hosting của bạn
Cuối cùng, nếu bạn vẫn muốn sử dụng hàm mail() trên hosting của bạn, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hosting của bạn và hỏi xem họ có thể cấu hình lại máy chủ để cho phép sử dụng hàm mail() không.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp sẽ không mở lại hàm mail mà thường sẽ tư vấn bạn chuyển sang sử dụng CloudServer riêng hoặc mua IP riêng cho hosting.
Tổng kết
Nhìn một cách tổng quát, việc chặn hàm mail này trên hosting mang lại lợi ích nhiều hơn so với bất cập của nó.
Bạn có thể đặt ra câu hỏi, Tại sao có nhiều nhà cung cấp hosting tại Việt Nam vẫn mở hàm mail(), nhưng nhiều nhà cung cấp khác lại không?
Thực ra, các nhà cung cấp đều hiểu rõ vấn đề mà chính họ và các khách hàng sử dụng sẽ gặp phải.
Đối với các nhà cung cấp hosting vừa và nhỏ tải Việt Nam, họ sẽ muốn cung cấp nhiều tính năng nhất trên hosting của họ để thu hút khách hàng.
Khi gặp tình trạng Spam, họ thường sẽ yêu cầu bạn dừng việc spam hoặc kiểm tra lại việc spam trên hosting của bạn. Nếu bạn không xử lý, họ sẽ thường đề xuất việc mua IP, chuyển đổi hosting của bạn sang Server khác cho bạn.
Nếu bạn là người dùng bình thường thì sẽ thấy rằng họ rất chu đáo phải không nào, nhưng thực tế không phải vậy.
Mỗi lần chuyển server là mỗi lần gián đoạn website, dù ít hay nhiều, chưa kể nếu server mới có cấu trúc và role bảo mật phức tạp thường sẽ dẫn tới các bots tìm kiếm, người dùng truy cập có thể bị ảnh hưởng như bị chặn, timeout,…
Các dịch vụ Cloud Hosting, Share Hosting là nền tảng lưu trữ web được chia sẻ tài nguyên từ một hoặc một cụm server.
Hãy thử tượng tượng, có một hosting khác nằm trên cùng server thực hiện spam mail ra ngoài và dẫn tới ip bị Blacklist, toàn bộ các hosting trên server có ip đó đều sẽ bị ảnh hưởng. Nhà cung cấp hosting của bạn đề xuất chuyển hosting của sang một server khác, và tình trạng trên vẫn tiếp diễn, Chắc hẳn đến đây bạn đã tự có câu trả lời cho mình.
Một nhà cung cấp thực sự quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng và dịch vụ mà mình đang cung cấp, thì họ sẽ hạn chế tối đa các hạn chế mà người dùng gặp phải khi sử dụng hosting, ví dụ như việc chặn hàm mail() ở trên.
Đối với người dùng, bạn không thể bắt các nhà cung cấp phải thực hiện 100% theo yêu cầu của bạn vì bạn là “Thượng đế” được. Bởi tùy từng đơn vị, từng giai đoạn phát triển, nguồn lực của danh nghiệp sẽ phản ánh lên dịch vụ Hosting của họ.
Điều bạn cần làm đó là đề xuất hoặc góp ý cho nhà cung cấp ưa thích của bạn, họ sẽ có sự thay đổi cần thiết trong công cuộc phát triển của mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một số khúc mắc khi sử dụng Hosting, nếu bạn có nhận xét hoặc ý kiến gì, hãy chia sẻ với tôi ở bên dưới nhé.
Câu hỏi phổ biến
Q. Tại sao các nhà cung cấp hosting nước ngoài không chặn hàm mail()
A. Có nhiều nhà cung cấp hosting trong và ngoài nước vẫn mở hàm mail(), nhưng khi gặp vấn đề spam việc giải quyết rất chậm chạp. Nếu vấn đề spam xuất phát từ hosting của bạn, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ bị khóa ngay lập tức mà không cần thông báo trước.
Q. Nếu bị dính Blacklist do Spam mail, vậy có gỡ Blacklist được không?
A. Được, tuy nhiên một số tổ chức về bảo mật có thể thu phí của bạn để họ gỡ bỏ Blacklist khỏi hệ thống của họ.
Q. Tôi phải làm gì để gỡ Blacklist spam
A. Hãy xử lý vấn đề nội tại trước, tức nếu bạn chủ đích spam ra bên ngoài, hãy dừng ngay việc này. Còn nếu bạn bị mã độc trong source code thực hiện spam, hãy liên hệ đơn vị thiết kế website hoặc hosting để gỡ bỏ mã độc, sau đó liên hệ các tổ chức đang Blacklist website và làm theo hướng dẫn của họ.